CÂU CHUYỆN SỐ 4: BỆNH TRẦM CẢM VÀ PHỤ KHOA NHANH CHÓNG CHẤM DỨT
- Đăng bởi: adminquantri
- |
- 24/03/2020
Nhân lúc tìm lục tư liệu của một bênh nhân tìm đến nhờ Thầy tư vấn trong năm Ất Mùi, nay đã hết bệnh, thì một trong những trường hợp có ghi dấu “bệnh nhẹ”, đã tiếp cận rồi, (phần hình cũng chuẩn bị xong), mà cho đến hôm nay tôi vẫn còn để lại (không ưu tiên), đã nhắc nhớ tôi buổi tư vấn của Thầy vào ngày 14/12 năm Ất Mùi (tức 23/01/2016).
Hôm đó, khi Thầy rời phòng làm việc (buổi sáng) thì đồng hồ đã chỉ 12g15phut.. Tôi ra cửa định xuống Nhà Bếp ăn cơm cùng với một vài nhân viên ở Chùa thì tôi phát hiện người phụ nữ trung niên, da ngâm đen, dáng vẻ tươi hồng, rắn chắc, là một bệnh nhân mà Thầy mới vừa cho “ăn ra” đang ngồi ở băng ghế đá trước nhà Tăng Đường.(Tôi cũng đã tranh thủ chụp hình Chị trước phòng Tư vấn rồi)
Khi đi ngang qua người phụ nữ này, tôi dừng lại hỏi một câu: “Chị không đi ăn cơm à?” thì được trả lời là “Dạ không! Em đang chờ đứa con chở về Long An”.
Tích tắc, tôi suy nghĩ rằng đây là một duyên may bất ngờ giúp cho tôi cơ hội đươc tiếp xúc với một bênh nhân mà tôi dự định sẽ tiếp cận sau khi người này đã..no bụng ! Do không tiên liệu, “sém” chút nữa tôi đã bị vuột mất cơ hội trao đổi với một đối tượng đang vui mừng vì hết bệnh rất cần một sự hỏi han, đồng cảm!.
Tôi nhanh chóng ngồi luôn xuống băng ghế đá cạnh bệnh nhân này. Cái bụng của tôi cũng nằm im không còn đòi tôi cho nó ăn nữa!
Sau vài lời làm quen, bệnh nhân hết bệnh trầm cảm và phụ khoa, chị Nguyễn Thị Thuý Hằng, 49 tuổi, nhà ở Ấp 1A, Xã Long Hoà, Huyện Cần Đước tỉnh Long An, đã thân thiện biểu hiện bằng những lời nói chân chất dễ hiểu, hoan hỉ chia sẻ:
– “Vợ chồng em có 2 đứa con: một trai, một gái. Đứa con trai năm nay 21 tuổi được vào đại học, còn đứa con gái có chồng đã lâu ,nhưng chưa có cháu bé ẩm bồng. Cha Mẹ em đã mất, nay em chỉ còn có Mẹ chồng
Nhờ gia đình có 2 công ruộng,vợ chồng em đã luân canh trồng lúa và rau bồ ngót nên cuộc sống cũng khá tạm ổn.
Lúc mới phát bệnh, em không ăn, không uống 5 ngày, 5 đêm. Nhà em đưa em vào Bệnh viện Tâm Thần đường Nguyễn Tri Phương Sài gòn điều trị. Bác sĩ cho em uống thuốc suốt 3 năm trời mà vẫn không hết bệnh trầm cảm. Hôm nào không uống thuốc thì hôm đó em không ngủ được.
Ngoài ra, em còn bị bệnh phụ khoa trong suốt một thời gian dài 15 năm liên tục. Em có lên chữa trị tại 2 bệnh viên Hùng Vương và Đại Học Y Dược Tp.HCM, nhưng mỗi lần khám, Bác sĩ đều không định bệnh gì, trong khi em cảm thấy râm ran đau nhức “ở trong ấy” hoài!..
Thế rồi may phước làm sao, con gái em một lần lên mạng biết được Phương Pháo Dưỡng Sinh của Thầy Tuệ Hải bèn nói cho em nghe. Em liền ăn thử theo hướng dẫn trong băng đĩa được hai mươi mấy ngày rồi mới lên Chùa.
Tuy nhiên lần đầu tiên và lần thứ 2 đến Chùa em chưa có đủ duyên phước để được gặp Thầy và thật tình sau 2 tháng,em cũng cảm thấy bệnh của mình.. chưa có kết quả gì! . Rồi nhờ hỏi thăm, lần thứ 3 em lên sớm vào ngày thứ 6 để “bắt” số. Lần này, em mới đủ duyên được Thầy tư vấn trực tiếp.
Sau lần gặp Thầy, em về nhà bỏ luôn thuốc Tây và ăn uống đúng theo toa hướng dẫn. Em có đắp nước gừng, ngâm mông nước muối và đặt dầu mè vào chỗ âm . (Em không có ngâm cải sậy vì rau,cải, vùng em ở, người ta sử dụng phân hoá học và thuốc trừ sâu nhiều lắm)
Tính đến hôm nay em đã đi lên Chùa được 4 lần và ăn gạo lứt muối mè được 3 tháng rưởi, nhưng em không nhớ lần đầu tiên là ngày nào ( hình như vào khoảng cuối tháng 8 Â L 2015)
Tuy ăn số 7 nhưng em không gặp phản ứng gì cả,
Nói cho đúng,khi em uống thuốc theo toa mới của Thầy được 3 tuần thì em nhận ra bệnh mình đã không còn nữa (dược thảo khác với 2 tháng đầu).
Trước khi lên Chùa lần này, em có đi Bệnh viện nhờ Bác sĩ khám lại bệnh của mình. Kết quả là bệnh phụ khoa của em đã hết, không còn viêm nhiễm hay đau nhức gì nữa. Người em bây giờ rất khoẻ, tự tin, vui sống và trở lại sinh hoạt bình thường, vì vậy hồi nảy Thầy chẩn đoán và cho phép em được “ăn ra”!”
Khi tôi hỏi chị Hằng vào ngày Tưởng Niệm Tiên Sinh Ohsawa , mồng 10 tháng 3 năm Bính Thân, Chị có lên Chùa chia sẻ bệnh tình của mình trước đại chúng hay không thì chị Hằng nói trước là mình đi không được do công việc ruộng rẫy lu bu và ở nhà còn bà Mẹ chồng bị bệnh đang nhờ đến bàn tay chăm sóc của Chị.
Tuy nhiên, chị Hằng nói tiếp:” Nếu lúc ấy sắp xếp được thì em vẫn lên. Xin cho em chuyển lời cám ơn Thầy vì nhờ Thầy mà em đã mau chóng hết bệnh để yên tâm lo tròn công việc gia đình”.
Tuy rằng bệnh của chị Hằng thuộc loại nhẹ và thông thường,không tạo được ấn tượng đáng kinh ngạc, nhưng tôi có suy nghĩ rằng bệnh nào nặng, nhẹ cũng đều gây khó chịu, đau đớn ít hay nhiều, và không phải ai cũng bệnh nặng và ngược lại, vì vậy, với tâm từ, mỗi trường hợp đều là “bài học kinh nghiệm” cần được chia sẻ với đông đảo những người có bệnh tương đồng, để họ có cơ sở suy nghiệm lại bệnh của mình mà sớm thoát ra cảnh khổ, tìm lại được sự an vui và hỉ lạc của người hết bệnh!